Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

HÀN THÉP KHÔNG GỈ - Phần 3 : Cơ sở luyện kim học

2. Cơ sở luyện kim học

Giống như các thép không hợp kim hoặc các thép hợp kim, carbon và các nguyên tố hợp kim có ảnh hưởnglớn tới các tính chất và diễn biến cấu trúc của thép. Ba tác động trước tiên có ý nghĩa lớn là :

-    Sự ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim tới sự thể hiện chuyển hóa của thép
-    Ái lực hóa học của các nguyên tố hợp kim đối với carbon (® tạo Carbide)
-    Xu hướng của các nguyên tố hợp kim với sự tạo thành các phase kim loại giữa.

2.1 Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim tới sự chuyển hóa cấu trúc

Hình 1 : Tác động của các nguyên tố hợp kim đến phạm vi trạng thái của tinh thể hỗn hợp g.

Các nguyên tố hợp kim của nhóm I mở rộng phạm vi g của sắt, như vậy sẽ tạo Austenit. Phạm vi g diễn ra trong phạm vi tinh thể hỗn hợp đồng thể không bị ngăn cản bởi các nguyên tố của nhóm Ia (Hình Ia trong hình 1). Trong các nguyên tố của nhóm Ib, phạm vi g sẽ bị giới hạn do phạm vi tinh thể hỗn hợp không tham gia tiếp theo đồng thể (Hình Ib trong hình 1).

Các nguyên tố hợp kim nhóm II sẽ co hẹp phạm vi g của sắt, như vậy sẽ tạo Ferrit. Trong các nguyên tố của nhóm IIa một tinh thể hỗn hợp đồng thể sẽ tham gia tại phạm vi g bị khóa chặt hoàn toàn (Hình IIa trong hình 1). Trong khi các nguyên tố của nhóm IIb hạn chế phạm vi g thông qua các tinh thể hỗn hợp dị thể (Hình IIb trong hình 1).

Như vậy, tùy theo thành phần hỗn hợp các thép sẽ có sự đông đặc là ferrit (d-ferrit) và duy trì cấu trú này đến tận nhiệt độ thấp (Hình IIa) hoặc chúng sẽ đông đặc là d-ferrit sau đó chuyển hóa sang g (Austenit) và duy trì cấu trúc Austenit này đến tận nhiệt độ thấp (Hình Ia). Hai loại thép (d-ferrit và g-austenit) khoogn có sự chuyển hóa g-Austenit sang a-Ferrit. Do đó cũng không dẫn đến sự hòa tan cưỡng bức của carbon trong martensit. Các loại thép này không bị tôi cứng, do vậy không thể tôi cứng được và cũng không bị tôi cứng trong khi hàn. Các thép KHÔNG có khả năng chuyển hóa cũng không thể nung hồi hóa được vì sự chuyển hóa bị thiếu.

Các thép với giản đồ trạng thái giống như Ib và IIb sẽ trôi qua sự chuyển hóa ngược lại từ d (tùy theo hàm lượng các nguyên tố hợp kim) qua g sang a.

Các loại thép này chuyển hóa hoàn toàn ở nhiệt độ thấp (phụ thuộc vào hàm lượng các nguyên tố hợp kim ® tôi cứng không khí, dầu và nước). Dĩ nhiên bên cạnh đó cũng có các loại thép chỉ chuyển hóa các phạm vi đơn lẻ trong nó. Thực tế chúng có ở trong nhiệt độ sử dụng ở phạm vi hỗn hợp a + g hoặc d + g. Như vậy các loại thép này chỉ chuyển hóa một phần.

Hàm lượng hợp kim và sự hình thành cấu trúc là rất quan trọng đối với diễn biến của các thép hợp kim khi hàn. Do đó, các thảo luận cơ bản về các tính chất của thép hợp kim được thực hiện dựa trên các loại cấu trúc chính.


Cấu trúc
Thành phần hợp kim chính tham gia, loại hợp kim chính.
I
Ferrit (a)
Cr
II
Martensit
Cr, C hoặc hàm lượng Ni thấp hơn
III
Austenit (g)
Cr, Ni, Mo
IV
Austenit - Ferrit ( g+d)
Cr (cao hơn so với III), Ni (thấp hơn so với III), Mo

Các hình ảnh sau đây cho thấy sự hình thành cấu trúc điển hình.


a)       Vật liệu thép - Nr. 1.4511 với cấu trúc ferrit
b)       Vật liệu thép - Nr. 1.4313 với cấu trúc martensit
c)       Vật liệu thép - Nr. 1.4301 với cấu trúc austenit
d)       Vật liệu thép - Nr. 1.4462 với cấu trúc austenit-ferrit

Hình 2:  Các ví dụ sự hình thành cấu trúc điển hình ở các loại thép khác nhau.

2.2 Sự ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim tới diễn biến chuyển hóa

2.2.1 Tạo Ferrit – Cr, Mo, V, W, Al, Si, P
Chrom, Molybden, Vanadium, Wolfram, Nhôm, SilicPhosphor thu hẹp phạm vi g, như vậy tác dụng tạo thành ferrit.

Hàm lượng hợp kim xác định ở trên giữ cho ferrit được hình thành từ nóng chảy tồn tại không có sự chuyển hóa nào cho đến nhiệt độ phòng.

Hình 3:  Biểu đồ trạng thái của sắt với các nguyên tố hợp kim, các nguyên tố hợp kim thu hẹp phạm vi nhiệt độ của phase g.

1.  Hợp kim Fe-Cr với chuyển hóa g - a (phạm vi I) – ở các thép Chrom kỹ thuật, chúng chứa carbon, sự chuyển hóa rất đơn giản khi dưới nguội, như vậy sẽ hình thành trong phạm vi này cấu trúc không cân bằng trọng lượng của các thép Chrom martensit; độ cứng của chúng được xác định thông qua hàm lượng của carbon (C > 0,16%).
2.   Các hợp kim với hàm lượng Chrom cao hơn chỉ chuyển hóa một phần (phạm vi II) – các thép kỹ thuật của phạm vi này là các thép Chrom semi-ferrit, khả năng chuyển hóa một phần cấu trúc xuất hiện chủ yếu phù hợp với các điều kiện của điểm 1 như là martensit (0,10 <  C < 0,16).
3.   Các hợp kim với hàm lượng Chrom còn cao hơn nữa là không có sự chuyển hóa (phạm vi III) – các thép kỹ thuật tương ứng phải được giới hạn hàm lượng carbon cao nhất 0,1 %; chúng được gọi là các thép Chrom ferrit.

Chỉ dẫn đối với ý nghĩa của hàm lượng carbon hình thành cấu trúc và các tính chất vật liệu của các thép Chrom kỹ thuật cũng giống như thực tế, đó là carbon thuộc về các nguyên tố hợp kim, Chúng mở rộng phạm vi g, cũng như austenit hóa, trong khi đó Chrom có tác động ngược lại là nguyên tố hợp kim tạo ferrit, điều cần thiết phải xem xét là trạng thái cấu trúc của các thép Chrom phụ thuộc thêm vào hàm lượng carbon.

Sự giãn ra của phạm vi phase g ở khoảng 0; 0,25 và 0,40 % C được thể hiện trong Hình 4. Do carbon, phạm vi của các thép Chrom semi-ferrit và Chrom ferrit dịch chuyển sang hàm lượng Chrom cao hơn.


Hình 4: Trạng thái cấu trúc của thép Chrom với 0; 0,25, 0,40% C.

2.2.2 Tạo Austenit – Ni, C, Co, Mn, N

Carbonnitơ tác động mở rộng giới hạn của phạm vi g, như vậy chúng tác động austenit hóa. Khả năng chuyển hóa tương ứng với các thép hợp kim.
Nickel, Mangan und Kobalt mở rộng phạm vi g tới nhiệt độ phòng, như vậy tác động tạo austenit. Bên trên các hàm lượng hợp kim xác định không diễn ra sự chuyển hóa g - a trong trạng thái cân bằng trọng lượng, như vậy sẽ xuất hiện các thép austenit ổn định. Khi hàm lượng hợp kim thấp hơn, chuyển hóa g - a có thể sẽ bị đẩy xuống thấp hơn thông qua làm nguội nhanh. Các loại thép này là không ổn định hoàn toàn về cấu trúc. Chúng được xác định như austenit làm nguội nhanh.

Trong hệ thống Sắt-Nickel, cần thiết tối thiểu 28 % Nickel, để hợp kim hai nguyên tố này tới nhiệt độ phòng giữ nguyên trong cấu trúc austenit.

Người ta hợp kim bổ sung thêm Nitơ vào các thép CrNi austenit, nguyên tố này được chú ý như là nguyên tố tạo austenit mạnh hơn. Loại hợp kim này biểu hiện thông qua các tính chất độ bền cao hơn và khả năng chống ăn mòn tăng cao. Chúng được biết là các Superaustenit.

Hình 5 : Biểu đồ trạng thái với phạm vi được mở đối với hệ thống Sắt-Nickel.

2.2.3  Sự ảnh hưởng đối ngược nhau của Cr ổn định ferrit và Ni ổn định austenit của một thép không gỉ trong ví dụ hệ thống ba chất Sắt-Nickel-Chrom


Hình 6 : Mô tả hệ thống ba chất Sắt-Nickel-Chrom.

Một mô tả đơn giản hơn về mối liên quan đạt được với một đường cắt qua hệ thống Sắt-Chrom-Nickel tại 72 % Fe. Rãnh cung tinh của hệ thống được cắt tại điểm E. Các thép austenit bền hóa học thông thường (khoảng 18 % Cr và 10 % Ni) tương ứng với đường được mô tả thẳng đứng chấm chấm, nó đông đặc ferrit và chuyển hóa khi nguội ở trạng thái rắn phần lớn là austenit. Ở nhiệt độ phòng cũng thấy còn một lượng dư ferrit nhiệt độ cao được gọi là d-Ferrit.


Hình 7 : Sự tập trung trong biểu đồ trạng thái Sắt-Chrom-Nickel tại khoảng 72 % Fe (Sơ đồ phóng đại của phạm vi rãnh cung tinh)

Người ta thấy phạm vi của các thép Cr/Ni kỹ thuật (Ni = 10 –15 %; Cr = 13 –18 %) khi đông đặc, thấy rằng cấu trúc hình thành khi cuối đông đặc (đường rắn) là hoàn toàn khác nhau.
Trong khi một thép với:
                                  
Hợp kim 1(L1) 
Tức là 18 % Cr và 10 % Ni, đông đặc hoàn toàn ferrit (d-),
Hợp kim 4 (L4)
Tức là 13 % Cr và 15 % Ni (phạm vi từ 15 % Cr và 13 % Ni) một sự đông đặc hoàn toàn austenit.
Ở các mức độ giữa kết quả là:
Hợp kim 2 (L2) 
Trước tiên từ nóng chảy đông đặc d- ferrit với một ít austenit ở tại các biên giới mạng
Hợp kim 3 (L3) 
Đông đặc diễn ra hoàn toàn ngược lại, tức là trước tiên đông đặc austenit với một phần ferrit.

Hình 8 cho thấy sơ đồ của bốn loại đông đặc này.

Hình 8: Các loại đông đặc.
Sự chuyển hóa của ferrit nhiệt độ cao khi nhiệt độ được hạ thấp bắt đầu từ sự thay đổi ô mạng và sau đó diễn biến vào trong. Điều này là quan trọng đối với nhận thức để hiểu được các hình ảnh kim tương học dưới đây.


Hình 9 : Đông đặc hoàn toàn austenit của kim loại hàn.

Hình 9 cho thấy sự đông đặc hoàn toàn austenit. Ở đây ta thấy các ô mạng được hình thành ở nhiệt độ cao được giữ không thay đổi tới nhiệt độ phòng.

Các ô mạng hình thành một quần thể ô mạng từ các cột (các ô mạng) phát triển song song, tất cả định hướng tinh thể như nhau và do đó chúng thuộc về một hạt trong kim loại hàn. (Xem hợp kim L4 phần trước )

Hình 10: Đông đặc sơ cấp austenit với Delta-ferrit.

Hình 10 cho thấy sự đông đặc sơ cấp austenit với phần nhỏ của ferrit trên các ranh giới ô mạng. Sự đông đặc giống như hình nhánh cây. Bởi vì các cột đã nhận được „nhánh nhỏ“. (xem hợp kim L3 phần trước)

2.3 Các biểu đồ cấu trúc
2.3.1  Biểu đồ cấu trúc theo Maurer

Hình 11: Biểu đồ cấu trúc của các thép Cr-Ni với 0,2 % C sau khi làm nguội nhanh khoảng từ 1100 °C tới nhiệt độ phòng.

„Biểu đồ Maurer“ chỉ chú ý đến tác động chung giữa Chrom và Nickel khi hàm lượng carbon không đổi. Sự ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim khác không được chú ý đến. Nhược điểm này được loại bỏ trong „Biểu đồ Schaeffler“.

2.3.2 Biểu đồ Schaeffler

Biểu đồ được phát triển bởi Schaeffler là biểu đồ được phát triển từ biểu đồ Strauss-Maurer, trong đó sự ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim tới sự hình thành cấu trúc sẽ được chú ý thông qua khái niệm đương lượng Cr cũng như đương lượng Ni. Các nguyên tố hợp kim mở rộng austenit (tác động giống như Ni) được đưa vào đương lượng Ni và các nguyên tố hợp kim co thắt austenit (tác động giống như Cr) được đưa vào đương lượng Cr. Biểu đồ được xác định dưới các điều kiện hàn bình thường và chỉ áp dụng cho cấu trúc kim loại hàn ở nhiệt độ đông đặc. Khi tốc độ làm nguội khác nhau biểu đồ cho nhiệt độ phòng chỉ là về nguyên tắc, các đường sẽ bị xê dịch khi tốc độ làm nguội khác nhau. Một vật liệu càng nằm sát đường giới hạn, nhiều khả năng nó có thể, do các điều kiện làm nguội bị thay đổi một cấu trúc khác hình thành như được cho thấy trong biểu đồ Schaeffler.

Biểu đồ chỉ có giá trị đối với các thép với hàm lượng C thấp và chỉ đối với các thép với hàm lượng các nguyên tố nằm trong giới hạn : C £ 0,2 - 0,25 %; Cr £ 30 %; Ni £ 35 %; Mo £ 3 %; Si £ 2,5 %; Mn £ 3 %.

Hình 12 : Biểu đồ theo Schaeffler

Ghi chú :          Đương lượng Ni = Ni + 30 (C+N) + 0,5 Mn
                         Đương lượng Cr = Cr + Mo + 1,5 Si + 0,5 (Ti + Nb)

Những giải thích quan trọng của biểu đồ Schaeffler
M:                 Martensit tinh khiết khi các nguyên tố hợp kim với tối thiểu 2,5 % „giống như Cr“ hoặc tối thiểu 7 % „ giống như Ni“.
A:                 Là một vật liệu chỉ được hợp kim với các nguyên tố hợp kim „giống như Ni“, hình thành g từ đương lượng Ni ³ 25 %. Khi bổ sung thêm các nguyên tố hợp kim „giống như Cr “ tới 18 % cũng vẫn hình thành g khi giảm đương lượng Cr (đến 10,5 %). Khi hàm lượng các nguyên tố hợp kim „giống như Cr“ ³ 18 % thì đương lượng Ni phải tăng lên. Tôi cứng và nung thường hóa là không thể.
d-F:               d-Ferrit hình thành từ nóng chảy và cũng không chuyển hóa thành g ở nhiệt độ thấp. Để giữ được cấu trúc d-ferrit tinh khiết, phải tăng cao đương lượng Cr, nếu các nguyên tố hợp kim „giống như Ni“ được hợp kim. Tôi cứng và nung thường hóa là không thể.
a-F + M:     a-Ferrit và Martensit hình thành thông qua chuyển hóa từ Austenit (phạm vi của các thép không hợp kim cũng như các thép hợp kim thấp, ví dụ S235; C15).
d-F + M:    Hợp kim sau khi làm nguội nằm trong phạm vi 2 Phase a + d trong biểu đồ FeCr. Martensit hình thành từ sự chuyển hóa của Austenit.
A + M:        Lượng của các nguyên tố hợp kim mở rộng g („giống như Ni“) là rất lớn, như vậy một phần của vật liệu không được chuyển hóa và tồn tại ở nhiệt độ phòng là Austenit. Khi nhiệt độ được hạ thấp, loại này cũng có thể chuyển hóa thành Martensit (do đó austenit còn sót lại cần được loại bỏ theo khả năng).
d-F + A + M: Vì hàm lượng các nguyên tố hợp kim cao sẽ tạo thành một phần Martensit. Một phần Austenit cũng có thể chuyển hóa thành Martensit ở nhiệt độ thấp. Phần d-Ferrit là không chuyển hóa.
d-F + A:      Hợp kim sau khi làm nguội nằm trong phạm vi 2 Phase d + g. Thép có hàm lượng d-Ferrit càng nhiều thì hàm lượng ferrit càng được giảm thiểu tốt hơn thông qua bổ sung các nguyên tố hợp kim “giống như Ni” (tạo austenit) hoặc thông qua sự giảm các nguyên tố hợp kim “giống như Cr” (tạo ferrit). Cấu trúc bao gồm d-Ferrit và Austenit đến nhiệt độ phòng do không có sự chuyển hóa.
Theo sự hình thành cấu trúc trong biểu đồ Schaeffler, các thép hợp kim cao không gỉ thích hợp hàn có thể được phân chia thành các nhóm đặc trưng sau:

Ký hiệu
Cấu trúc
Ví dụ
Ferrit
4
Các thép ferrit tinh khiết
Các thép nửa ferrit
F
F+M
X10CrAl24
X10Cr17; X6Cr17
Martensit
3
Các thép martensit mềm
M+F
M+A+F
X10Cr13; X6Cr13
X5CrNi13-4
Austenit-
Ferrit
2
Các thép Duplex
A+F
F+A
C 0,1% Cr = 20 – 30%
Ni = 4 - 10%
X2CrNiMoN22-5-3
Austenit
1
Các thép austenit với một phần Ferrit
Các thép hoàn toàn austenit
(Superaustenite)
A+F
A
X5CrNi18-10
X2CrNiMo17-13-2
X2CrNiMo18-16-4
X2CrNi24-20

Trong biểu đồ Schaeffler có bốn phạm vi với các tính chất hàn không tốt là:
Nguy cơ nứt nóng:         Phạm vi Austenit và phần tiếp giáp phạm vi austenit
(khi nhiệt độ T ³ 1250 °C) ® Phạm vi 1.
Hình thành hạt thô:        Phạm vi d-Ferrit
(khi nhiệt độ T ³ 1150 °C) ® Phạm vi  4.
Hình thành s-Phase:      Phạm vi Austenit-d-ferrit (A + d F) và liền kề  phạm vi Austenit
(500 °C £ T £ 900 °C), đặc biệt là các hợp kim với các nguyên tố hợp kim “giống như Cr” hơn 22 - 24 %   ® Phạm vi 2.
Nguy cơ nứt tôi cứng:    Phạm vi Martensit và phần tiếp giáp phạm vi Martensit
(khi nhiệt độ T < 400 °C) ® Phạm vi 3.
Nguy cơ nứt nguội:        Phạm vi Martensit và phần tiếp giáp phạm vi Martensit
(khi nhiệt độ T < 400 °C) ® Phạm vi 3.

2.3.3 Biểu đồ De Long

Biểu đồ De Long là cần thiết nhất đối với các trường hợp sử dụng và chế tạo kỹ thuật hàn các thép Cr-Ni, từ nó có thể thu được thông tin về độ lớn của các hàm lượng Delta-Ferrit. Biểu đồ De Long cho khả năng tìm bằng đồ họa các hàm lượng Delta-Ferrit.

Cần chú rằng trong thép austenit hàm lượng Delta-Ferrit được đưa ra một con số theo tỷ lệ phần trăm và số khác là số Ferrit. Số tỷ lệ phần trăm và số Ferrit là không giống nhau. Ở nước Đức sử dụng thích hợp hơn là „tỷ lệ phần trăm“, đối với quốc tế thông thường là „số Ferrit“. Hàm lượng Nitơ không được biết, như vậy có thể hàm lượng nitơ được chấp nhận đối với hàn E/MMA và hàn TIG/GTAW là 0,06 % và khi hàn MAG/GMAW là 0,08 %. Sự ảnh hưởng của mangan không được mô tả đầy đủ chính xác.

Hình 13: Biểu đồ De Long

2.3.4 Biểu đồ WRC-1992

Hình 14: Biểu đồ WRC-1992 theo Kotecki và Siewert.

Giả thích Biểu đồ WRC-1992 :
-    A = austenit,
-   AF = austenit-ferrit,
-   FA = ferrit-austenit,
-   F = ferrit đông đặc sơ cấp,
-   Ranh giới giữa AF và FA ngăn cách phạm vi nhạy cảm nứt nóng (trái) với phạm vi không nhạy cảm nứt nóng  (phải).
-    Các số được đưa ra trong biểu đồ là số Ferrit

Tại Mỹ thông qua Hội đồng nghiên cứu hàn (WRC - Welding Research Council) đã phát triển các biều đồ trích đoạn lại từ biểu đồ Schaeffler. Việc sử dụng các biểu đồ này được khuyến cáo chỉ áp dụng cho thép với phần Delta-Ferrit rất cao, chẳng hạn như trong các thép Duplex.

2.4 Kết tủa trong các thép không gỉ

Carbide
Carbide có các thành phần hóa học khác nhau và đôi khi phức tạp, do đó ở đây không thảo luận chi tiết về thành phần hóa học.
a) Khối lập phương (cubic):
TiC / VC (V4C3) / ZrC / NbC (Nb4C3) / TaC / Cr23C6
Các carbide này là rất ổn định và trong Austenit (g) khó hòa tan (phân hủy). Các nguyên tử carbon phân bố trong carbide ở các vị trí giữa nút mạng cũng có thể được thay thế bằng các nguyên tố hợp kim với các đường kính nguyên tử nhỏ hơn (Ví dụ với N hình thành carbonitride).
b) Lục giác (hexagonal):
Mo3C / MoC / W2C / WC / Ta2C / Fe2C / Cr7C3
Các carbide này là ổn định và hòa tan hạn chế trong  Austenit (g).
c) Trực thoi
(orthorhombic):
Fe3C / Mn3C / (Co3C) / (Ni3C) / Cr3C2
Các carbide này là không ổn định và hòa tan dễ dàng trong Austenit (g).. Ni và Co trong thực tế không tham gia hình thành carbide. Mn và Cr thay thế sắt trong Cementite (Fe3C).
Chrom carbide là phase liên kim loại (IM - intermetallic phases). IM là không có khả năng biến dạng và do đó hóa giòn thép. Chrom carbide có thể tác động ăn mòn giữa các tinh thể ở các thép không gỉ. Nó là Cr23C6 và các carbide hỗn hợp, ví dụ như (Cr, Fe)23C6. Cr7C3 hiếm khi xảy ra, vì nó có thể dễ dàng hòa tan trong austenite. Sự hình thành carbide xảy ra ở nhiệt độ từ 450 tới 850 °C. Tốc độ kết tủa lớn nhất nằm giữa 650 và 700 °C. Phạm vi nhiệt độ này nên tránh hoặc đi qua một cách nhanh chóng.

Phase - Sigma (s)
Phase Sigma là phase liên kim loại rất giòn giữa Fe và Cr với khoảng 45 % Cr.
Sự hình thành s-Phase là hàm số của hàm lượng Cr, nhiệt độ và các điều kiện làm nguội. Sự hình thành s-Phase chỉ diễn ra rất chậm giữa 600 và 800 °C (tùy thuộc vào hàm lượng của Cr). Nó cũng có thể hình thành trong một số thép ở các nhiệt độ cao hơn (» 900 °C). Thời gian cần thiết phụ thuộc vào vật liệu và nằm trong khoảng từ 10 giờ tới 1000 giờ. s-Phase hình thành chỉ trong phạm vi nhiệt độ nói trên và khi các thép có hàm lượng crom nhiều hơn 18 tới 20%. Với Si, Mn và Mo giới hạn sự hình thành s-Phase dịch chuyển tới hàm lượng Cr thấp hơn, C và Ni tác dụng ngược lại. Khi biến dạng nguội sự hình thành s-Phase xảy ra sớm hơn. Sự hình thành s-Phase có thể bị ức chế bằng nung hòa tan và làm nguội nhanh. 

Hình 15 : Phase-Sigma (s)

Giòn hóa 475° (a‘-Phase)
Nó là sự phân tách một phase với tác động hóa giòn và không phải là một sự kết tủa. Nó xảy ra chủ yếu trong các thép Chrom Ferrit giữa 400 và 550 °C và khi thời gian nung kéo dài (12 % Cr khoảng 105 giờ, 20 % Cr khoảng 20 giờ). Chú ý đi qua nhanh nung nóng ở 600 °C và tăng tốc độ làm nguội.

Chi-Phase (c)        
Liên kết liên kim loại với công thức Fe36Cr12Mo10.
Laves-Phase (h)    Liên kết liên kim loại với công thức Fe2Mo.
Nitơ làm chậm tất cả các kết tủa ngoại trừ carbid M6C. Carbon chỉ làm chậm sự hình thành của s- Phase và h-Phase.

2.5. Sự hình thành nứt nóng ở các thép hợp kim cao
Các thép Austenit có nguy cơ xảy ra hình thành nứt nóng. Để đạt được an toàn không xảy ra nứt nóng thép cần đông đặc ferrit trước và sau đó bắt đầu chuyển hóa austenit.

Hình 16: Mài macro (kim loại hàn)


Hình 17: Nứt nóng trong một kim loại hàn austenit với rỗ tổ ong d-Ferrit, tẩm thực anod (Axit oxalic) V= 400:1

Nguyên nhân của nhạy cảm nứt nóng hình thành chủ yếu do khả năng hòa tan thấp của lưu huỳnh và phosphor trong Austenit. Vì trong khi đông đặc Austenit xuất hiện tích tụ hai nguyên tố này trong nóng chảy còn dư và dẫn đến sự hình thành phase cùng tinh nóng chảy thấp Ni3S và Ni3P (nhiệt độ đông đặc của Ni3S bắt đầu ở khoảng 630 °C, trong khi đó thép bắt đầu đông đặc ở khoảng 1500 °C). Điều này có nghĩa là, trong phase nguội các liên kết Ni3S nóng chảy thấp được tích tụ ở các biên giới hạt có thể bị xé rách do các lực co ngót và qua sự co ngót dựa trên sự chuyển hóa của d-g.

Trong các thép không gỉ Cr/Ni truyền thống sự hình thành nứt nóng có thể được ngăn chặn bằng cách:
-    Đông đặc ferrit một phần, có nghĩa là từ nóng chảy đông đặc tới 4 – 10 % ferrit. Vì thế các thép này có từ tính yếu. Phần ferrit có thể được chứng minh qua hoặc là thiết bị đo (Ferrit meter) hoặc là mài.
-    Giảm tối thiểu ứng suất co ngót và ứng suất dư thông qua chú ý đến cấu trúc của các lớp hàn.
-   Hạ thấp hàm lượng của S và P trong thép cũng như bổ sung hàn (Austenit hoàn toàn là cần thiết)

Nứt nóng có thể xảy ra trong vùng ảnh hưởng nhiệt của các thép austenit hoàn toàn nhạy cảm nứt nóng, có nghĩa là khu vực nằm liền kề mối hàn bị nung nóng bên trên 630 °C. Như vậy có thể hình thành nứt tiếp theo.

(Dipl.Eng.IWE/EWE-Nguyễn Duy Ninh)

(Dipl.Eng.IWE/EWE-Nguyễn Duy Ninh)

Các bài viết liên quan

HÀN THÉP KHÔNG GỈ - Phần 1 : Khái quát chung
HÀN THÉP KHÔNG GỈ - Phần 3 : Cơ sở luyện kim học
HÀN THÉP KHÔNG GỈ - Phần 4 : Các thép không gỉ Ferrit
HÀN THÉP KHÔNG GỈ - Phần 5 : Các thép không gỉ Martensit
HÀN THÉP KHÔNG GỈ - Phần 6 : Các thép không gỉ Austenit
HÀN THÉP KHÔNG GỈ - Phần 7 : Các thép không gỉ tôi cứng kết tủa và Duplex

Không có nhận xét nào:

/*********************************************** Bắt đầu bỏ từ đây ***********************************************/ /*********************************************** Kết thúc bỏ từ đây ***********************************************/