Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Kiểm soát vận chuyển khối lượng và nhiệt cho liên kết thép/nhôm sử dụng quá trình chuyển giao kim loại nguội (CMT)


Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 21. Các vật liệu chống ăn mòn - Các thép không gỉ


Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 20. Sự biến đổi các vật liệu tăng bền: Các thép Carbon và các thép hợp kim


Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 19. Các vật liệu hóa cứng - kết tủa II: Các hợp kim cơ sở Nickel



Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 18. Các vật liệu hóa cứng (tăng bền) – kết tủa I: Các hợp kim nhôm


Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 17. Tăng bền cơ học các vật liệu


Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Vận mệnh

Vận mệnh

Cổ nhân có câu: “Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy, tứ tích đức, ngũ độc thư” (Thứ nhất là Mệnh, thứ nhì là Vận, thứ 3 là Phong thủy, thứ 4 là Tích đức, thứ 5 là đọc sách). Mệnh do trời định, không thể thay đổi, nhưng lại ảnh hưởng tới sự giàu nghèo, sang hèn cả một đời của chúng ta, thậm chí là vận sinh tử, vinh nhục. Chúng ta có thể thay đổi thông qua một vài phương thức khác nhau. Vậy thì mệnh là gì? Vận là gì?

“Mệnh” là gì?

Trời đất bao la có vô vàn chúng sinh. Mỗi người đều là một cá thể độc lập, mỗi người đều có số mệnh đã định của mình. “Mệnh” ở đây không phải là chỉ sinh mệnh. Mà là chỉ cục diện đã được đặt định bẩm sinh. Trong Phật giáo gọi là “định nghiệp”, chính là cục diện đã hình thành, muốn thay đổi cũng thật khó khăn. Đây chính là thứ được gọi là “Số phận trời định”.

Nó ảnh hưởng tới đại cục kiếp nhân sinh của chúng ta, khống chế một cách vô hình các phương diện trong cuộc sống của chúng ta theo một quy luật công bằng trong vũ trụ. “Định nghiệp” chủ yếu bao gồm giới tính, tính cách, nơi sinh, gia đình, xuất thân của chúng ta. Nó quyết định liệu cả cuộc đời sau này chúng ta có thể giành được bao nhiêu của cải, may mắn và hạnh phúc… Những điều này trong Phật giáo gọi là “Quả báo”, gồm “Thiện báo” và “Ác báo”.

“Thiện báo” đến từ “Thiện nghiệp”. “Ác báo” đến từ “Ác nghiệp”. “Nghiệp” không phải là thứ gì huyễn hoặc hay đáng sợ, nó chỉ đơn giản là “hành vi”, “việc làm” của một người.

Vậy nên “Thiện nghiệp” chính những hành vi tốt, những nghĩa cử thiện lương, sự phó xuất vì người khác mà con người đã làm trong kiếp trước hay kiếp này. Con người đối xử tốt với người khác thì dẫu không ai biết nhưng Trời xanh luôn thấu hiểu và trao tặng phúc lành, may mắn cho người ấy.

“Ác nghiệp” chính là những việc ác gây tổn hại cho người khác. Đó có thể là lời nói, là hành vi, là ý nghĩ bất hảo, là ham muốn dục vọng, là những tranh đấu vì lợi ích cá nhân. Kẻ hành ác dẫu không ai biết, nhưng trời biết, đất biết.

Cuộc sống luôn công bằng, “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”. Sự công bằng ấy không phải chỉ đo đếm trong một kiếp người, mà là mối nhân duyên, là kết quả cho những việc làm của chính bản thân người ấy.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 16. Những khó khăn liên quan liên quan với vùng được nóng chảy một phần



Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Tổng quan quá trình hàn GMAW nhôm với AC xung


Đo độ dày theo Gauges của tấm kim loại


Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Khởi đầu hàn MIG (GMAW) nhôm


Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 15. Sự hình thành của khu vực được nóng chảy một phần


Giỗ Cha – Nhớ lời Cha dạy

Giỗ Cha – Nhớ lời Cha dạy

Công Cha cao tựa thái sơn
Dài sông, rộng biển – cho con nên người.
Cha cho con nụ cười tươi
Dành cho con cả cuộc đời, tương lai.
Dạy con: “Nhận rõ đúng sai
Ân tình, nhân nghĩa, dũng tài, hiếu trung.
Rộng lòng, độ lương, khoan dung
Gái, trai chí lớn – chớ dùng mưu ma.
Hiểu nhiều, biết rộng, nhìn xa
Đừng quá thiển cận – khó qua khổ nghèo.
Sóng to phải vững tay chèo
Chớ ham danh lợi mà gieo oán thù.
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Trong êm, ngoài ấm cho dù khó khăn.
Lỡ lầm phải biết ăn năn
Đừng huênh hoang cũng không nhăn nhó hoài.
Sống hôm nay – để ngày mai
Công to, việc nhỏ miệt mài cho xong.
Khổ đau nên để trong lòng
Nước mắt chớ chảy thành dòng – ướt my.
Gia phong, nền nếp duy trì
Sẻ san cơm, áo những khi người cần.
Thương người như thể thương thân
Kính trên, nhường dưới – góp phần, chung lo.
Gia đình – xã hội – sao cho
Vẹn tròn, hạnh phúc, ấm no, trong ngần” …
Đời Cha sâu nặng nghĩa ân
Phận làm con nguyện muôn lần khắc ghi..

Cha ơi! Cha ơi! Cha ơi!

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 14. Nứt đông đặc kim loại hàn - Phần 2


Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 14. Nứt đông đặc kim loại hàn - Phần 1


Người có khí chất cao quý

Người có khí chất cao quý, có phúc khí đều có 6 đặc trưng lớn dưới đây


1. Đức dày

Người xưa nói: “Hậu đức tải vật” (đức dày chở muôn vật), ý là người ta chỉ cần có đức hạnh tốt thì làm chuyện gì cũng thành. Trái lại, người không có đức lớn thì chẳng có cách nào thành công. Người xưa cũng khuyên răn chúng ta cần phải vui vẻ chịu thiệt, nghĩ cho người khác mới có thể làm nên việc lớn.

Đồng thời, đức dày chính là phúc. Làm người mà có đức dày thì được mọi người tôn trọng. Người có đức dày luôn có thể lấy tấm lòng độ lượng mà bao dung người khác. Người muốn gây dựng sự nghiệp càng cần phải có phong thái khoáng đạt, bao dung hết thảy người trong thiên hạ. Khi ấy, họ mới mong được người thiên hạ bao dung và thu được nhân tâm.

Người có khí chất cao quý thật sự không theo đuổi phồn hoa, hư danh quá mức. Họ thường giữ vẹn tinh anh, chất phác, trở về với chân ngã của mình. Càng là người có học thức, tu dưỡng cao thì càng hòa ái, phúc đức. Họ xem nhẹ hết thảy quyền lực, tiền tài. Khi đối diện với những mảnh đời bất hạnh, họ nổi lòng thương xót, dấy khởi tâm từ bi, không còn coi “đẳng cấp” xã hội là điều quan trọng nữa. Đây chính là một loại khí chất cao quý nhất. 

2. Thiện lương

Lương thiện mới là cái gốc làm người. Với một kẻ xa lạ, có thể biểu lộ ra thiện ý to lớn bao nhiêu, đó mới là thước đo thật sự đánh giá sự cao quý của một người.

Chỉ có người luôn ôm giữ tâm thiện lương, đối đãi với người khác tốt lành dù trong bất kể hoàn cảnh nào mới xứng đáng được coi là người cao quý giữa những kẻ tầm thường. Phẩm chất ấy là thiên tính cũng là do sự tu dưỡng của cá nhân đó tạo thành. Người ta chỉ cần chân thành, trung thực, từ bi cũng có thể làm người khác cảm động rơi nước mắt. Người mà lòng ôm giữ thiện niệm, làm nhiều việc lành, há có thể không cao quý ư?

3. Giữ chữ tín

Người không giữ chữ tín thì không có chỗ đứng, quốc gia không giữ chữ tín thì không sao hùng mạnh được. Cổ nhân coi giữ chữ tín là một trong những phẩm hạnh quan trọng nhất để làm người.

Nếu như không có thành tín, bất kể việc gì cũng không thể làm được tốt. Quan hệ qua lại giữa người với người, then chốt nhất là phải thành tín. Lời đã hứa thì nhất định phải làm, việc đã làm thì nhất định phải kiên quyết, dứt khoát. Thành tín thuộc về phạm trù đạo đức, không có trọng lượng, cũng không có giá cả nhưng có thể khiến một người hoặc được tôn kính, hoặc thân bại danh liệt.

Người không giữ lời hứa thì mọi lời nói, hành động của anh ta chẳng còn chút giá trị gì, thậm chí khiến người khác ghét bỏ. Còn người thành thực tuân giữ lời hứa, có tâm hồn cao quý, thật khiến người khác ngưỡng mộ.

4. Khiêm tốn

Có câu: “Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn” (Tạm hiểu: Nhún nhường thì luôn được lợi ích, cao ngạo, tự mãn thì luôn chiêu mời tổn hại và tai họa). Chỉ có bảo trì tâm thái khiêm tốn, người ta mới có thể học hỏi cái hay từ người khác và có được cơ hội trưởng thành. Khoe khoang quá lố chỉ có thể chứng minh cho sự vô tri của mình. Chỉ mới đắc được một chút thu hoạch đã kiêu căng tự mãn, như vậy chẳng khác nào khiến bản thân thụt lùi, mãi không thể tiến bước. 

Ernest Hemingway có một câu nói rất hay: “Cao quý thật sự không phải là cao hơn người khác một bậc, mà là xuất sắc hơn bản thân trước đây“. Càng là người có khí chất cao quý, càng là người hiểu rõ đạo lý “ngoài núi còn có núi cao hơn” thì càng khiêm tốn trong cư xử, đối đãi, có thể nhận thấy ưu điểm của người khác mà dốc lòng học theo.

Phàm là những người tự phụ, cho mình là nhất, nhìn đời bằng nửa con mắt, khoe khoang khoác lác, ngông cuồng tự đại, nhất định là quá ít trải nghiệm và tôi luyện. Một người ăn nói ngông cuồng thực tế là đã bị che mất con mắt, bịt mất hai tai của mình, không cách nào tiếp nhận được ý kiến của người khác, nhìn không thấy được chân lý và sự thật. 

Khiêm tốn là một loại trí huệ thật sự, cũng chính là sự thông minh được ẩn giấu đi mà không để lộ ra ngoài. Người khiêm tốn đều được mọi người yêu mến.

5. Chính trực

Bạn không nhất định trở thành một vĩ nhân nhưng hoàn toàn có thể làm một người chính trực. Vậy thế nào là chính trực? “Chính” là công chính, chính khí, là không nghiêng không lệch, không giả tạo, là quang minh lỗi lạc. “Trực” chính là rộng rãi, thẳng thắn, chân thật, đi thẳng về thẳng, không quanh co uốn lượn, không trôi theo dòng đời.

Người có khí chất cao quý, không kể là chuyện lớn chuyện nhỏ, không kể là đối đãi với ai, đều hoàn toàn chân thành. Đó không phải là chuyện lấy lòng giản đơn, càng không phải vì để giành được sự cảm thông. Đơn giản là làm người cần phải biết chính trực như vậy.

Tâm thuật không ngay chính, có ý lừa bịp, miệng nói một đường lòng nghĩ một nẻo, giở mánh khóe thủ đoạn, trước mặt giảng lời quân tử, sau lưng làm chuyện tiểu nhân thì tuyệt đối không phải là chuẩn tắc đối nhân xử thế.

Chính trực là rường cột tinh thần của con người, cũng là thể hiện phẩm cách cao quý của một người.

6. Kiên trì

Ai rồi cũng sẽ phải đối mặt với lựa chọn thế này: Kiên trì không ngừng hay là từ bỏ buông xuôi. Nếu như là người yếu đuối, không chỉ sẽ lựa chọn từ bỏ và cam lòng nhận thua mà còn tìm rất nhiều lý do để biện minh cho bản thân. Nhưng người mạnh mẽ sẽ luôn kiên trì không ngừng, dù biết kết quả là thất bại cũng phải thử một phen.

Có người từng nói: “Người thành đại sự trên đời này đều là người ngốc“. Kiểu người này một khi nhận ra được mục tiêu thì chỉ chuyên tâm, kiên trì đi về phía trước cho đến khi đạt được thành công. Trái lại, có những người được xem là thông minh nhưng đầu óc xoay chuyển quá mau lẹ, làm việc nhìn ngang nhìn dọc, nghĩ đông nghĩ tây, kết quả chuyện gì cũng không thành.

Có thể kiên trì, giữ bền chí, nói ra thì thấy rất dễ, thật sự làm được mới khó. Trên đời, người làm việc có thủy có chung, kiên định không lay chuyển là không nhiều. 

Kẻ thù khó chiến thắng nhất của đời người chính là bản thân mình. Dẫu bạn tự chủ có mạnh mẽ hơn nữa thì cũng có những lúc bị bản thân mình đánh bại. Nhưng nếu muốn nổi bật, trở nên xuất sắc thì cần phải duy trì thường hằng, kiên trì làm ngay cả những việc tưởng chừng đơn giản, bình thường nhất trong đời. Chỉ có người kiên trì mới đi đến tận cùng vạch đích thành công.


Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 12. Sự không đồng nhất kim loại hàn


Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 11. Những chuyển hóa phase sau đông đặc


Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Giới thiệu chung về kiểm tra siêu âm (UT) - 06


Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Giới thiệu chung về kiểm tra siêu âm (UT) - 05


Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Giới thiệu chung về kiểm tra siêu âm (UT) - 04


Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Giới thiệu chung về kiểm tra siêu âm (UT) - 03


Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Giới thiệu chung về kiểm tra siêu âm (UT) - 02


Giới thiệu chung về kiểm tra siêu âm (UT) - 01


Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 10. Kim loại hàn đông đặc - Cấu trúc micro bên trong các hạt


Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 08: Cấu trúc của các liên kết hàn


Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

ISO 3834:2005 - Hỏi và trả lời


Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

AWS-CWI-Giám sát hàn - Chương 03—Các quá trình hàn và các quá trình cắt


Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Làm thế nào để ngăn ngừa sự thổi hồ quang


Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 07. Các khái niệm đông đặc cơ bản


Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

AWS-CWI-Giám sát hàn - Chương 02— Thực tiễn an toàn cho giám sát viên hàn


Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 06. Dòng chảy chất lỏng và sự bốc hơi trong hàn


Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 05. Các phản ứng hóa học trong hàn


Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Luyện kim và sự thay đổi cấu trúc vật liệu khi hàn - Chương 4b. Chuyển hóa hợp kim sắt – carbon trong hàn


Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Kỹ thuật điều khiển và điều chỉnh - Khái quát chung


Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Thiết lập các yêu cầu chung cho chế tạo kết cấu thép hàn - Ví dụ Code


VÍ DỤ : KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA (INSPECTION AND TEST PLAN)


Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Kiểm tra không phá hủy (NDE) theo ASME IX và AWS D1.1 - Khái quát kiểm tra chiếu tia bức xạ (Radiographic testing)


Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

NÔNG SẢN MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN


Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Nhiệt độ nung nóng trước & nhiệt độ chuyển tiếp lớp bên trong



Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

AWS-CWI-Giám sát hàn - Chương 01—Giám sát và chứng nhận hàn



Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

EN 13018 - Kiểm tra bằng mắt - Các nguyên tắc chung


Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Kiểm tra không phá hủy (NDE) theo ASME IX và AWS D1.1 - Khái quát kiểm tra bằng mắt (VT - Visual testing)


Kiểm tra không phá hủy (NDE) theo ASME IX và AWS D1.1 - Giới thiệu chung các phương pháp kiểm tra NDE


Hệ thống cung cấp khí nén


/*********************************************** Bắt đầu bỏ từ đây ***********************************************/ /*********************************************** Kết thúc bỏ từ đây ***********************************************/